TIẾNG NÓI NƯỚC ĐẠI VIỆT (VIỆT NAM) VÀO THẾ KỶ XVII.
GẠN LỌC VÀ PHÁT HUY TRONG SÁNG TIẾNG VIỆT

Mỗi cộng đồng dân tộc trong mỗi thời đại có tiếng nói riêng và thể hiện qua ngôn ngữ truyền khẩu hoặc bằng chữ viết. Vào thế kỷ XVII, cộng đồng dân nước ta đã có tiếng nói được viết bằng chữ Hán Nôm và bằng chữ quốc ngữ latinh hóa đem lại những ảnh hưởng sâu xa trong đời sống dân tộc. Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến nền văn học công giáo khởi đầu qua công trình biên soạn các tác phẩm chữ Hán Nôm của linh mục MAIORICA cho cộng đoàn
tín hữu Đàng Ngoài cách đây 400 năm. Như nhận định của Võ Long Tê sau đây[1]:
“Kể từ bốn trăm năm nay, đạo công giáo đã du nhập xã hội Việt Nam, đem lại những ảnh hưởng sâu xa trong đời sống dân tộc chẳng khác gì tác động của Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo. Đạo Công-giáo trở nên một động lực lịch sử và đã cùng với các động lực khác góp phần cấu tạo nên lịch sử và vận mệnh Việt Nam. “Riêng trong phạm vi văn học đạo Công giáo đã đem lại những nguồn hứng cảm mới. Những công trình sáng tác, biên khảo Công giáo đã làm cho văn học Công giáo phát sinh và trưởng thành theo một đường hướng riêng biệt nhưng không phải là không có những
mối liên hệ hỗ tương với các thành phần khác của nền văn học Việt Nam”. Những “tác phẩm chữ Nôm nhà đạo” và tiếng nói Việt Nam vào thế kỷ XVII đã được người công giáo nói chuyện với nhau hằng ngày, dùng trong giờ kinh sách, giảng giải đạo giáo, học hỏi giáo lý như sách “Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông” và nhiều truyện kể trong bộ “Các Thánh Truyện của Majorica (1591 -1656) bằng chữ Nôm[2] có âm hưởng gì và góp phần cấu tạo nên lịch sử, vận mệnh Việt Nam như thế nào?.

XIN NHẤP VÀO