Tác Phẩm Giáo Lý Công Giáo CHỮ NÔM

của Linh mục thừa sai JÊRÔNIMÔ MAIORICA  S.J

thế kỷ XVII : 

 I – Tình hình chính trị vào thế kỷ  XVII, nước Đại Việt (Việt Nam) rơi vào tình trạng tranh hùng giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, phân chia Đàng Trong Đàng Ngoài. Nhật hoàng cấm chỉ các thừa sai truyền đạo tại đất nước của ông, nên công cuộc truyền giáo của các cha Dòng tên chuyển hướng về vùng đất Đàng Trong vào đầu thế kỷ XVII. Từ năm 1615 đến năm 1665, các Giáo sĩ Dòng Tên thuộc Bồ Đào Nha từ Macao vào Việt Nam loan báo Tin Mừng ở Đàng Trong cũng như ở Đàng Ngoài.  Năm 1615, Francois tới và cất nhà nguyện ở cửa Hội An. Từ Hội An, Francesco Buzomi  qua các vùng lân cận, cất thêm một nhà nguyện. Năm 1618, gặp khó khăn phải “trốn vào rừng thiếu thốn đủ thứ”, do được lòng quan phủ Qui Nhơn, các linh mục Francesco Buzomi, Francisco de Pina, Cristophoro Borri và một số trợ sĩ người Bồ theo quan phủ Qui Nhơn về Nước  Mặn[1]  lập cư sở của dòng tại Đàng Trong trong Vương Quốc An Nam. Nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập tại Hội Thảo Khoa Học “Bình Định Với Chữ Quốc Ngữ” vừa qua (từ ngày 12-13/01/2016) đi đến kết luận Nước Mặn là “phát nguyên địa” của chữ quốc ngữ ở giai đoạn sơ khởi.  “Trên thực tế, Nước Mặn, Bình Định không những là nơi đầu tiên các giáo sĩ mục Francesco Buzomi, Francisco de Pina, Cristophoro Borri … đến học tiếng Việt mà còn là “trường dạy Quốc Ngữ” cho các lớp giáo sĩ tiếp theo như  Emmanuel Borges và  Louis Leira (1622), Gaspar Luis (1624), Girolamo Majorica (1624)…”[2]

Chúng ta biết rằng ngày 07 tháng 12 năm 1624 Gaspar Luis từ Macao đi Đàng Trong cùng một chuyến tàu với Đắc Lộ và 5 Linh mục khác trong đó có Antonio de Fontes. Khi đến xứ này G. Luis  và Girolamo Majorica liền xuống Nước Mặn để học tiếng Việt, còn Đắc Lộ và Antonio Fontes thì ở lại Kẻ Chàm để học tiếng Việt với Francisco de Pina.

Theo nhà nghiên cứu rất uy tín và đầy thẩm quyền về Chữ Quốc Ngữ là Đỗ Quang Chính thì các vị góp công sáng tạo Chữ Quốc Ngữ trong thời kỳ đầu là: Francisco de Pina, Christoforo Borri, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa, Alexandre de Rhodes, Filippo Marini, Bento Thiện, Igesicô Văn Tín.

Riêng linh mục A. de Rhodes tiếp thu nhiều gia sản việc hình thành chữ quốc ngữ của giáo sĩ khác. Nhưng có thể nói linh mục A. de Rhodes là người “tập đại thành” Chữ Quốc Ngữ, có công định chế ngữ pháp, biên soạn hai tác phẩm chữ quốc ngữ và chịu trách nhiệm công việc in ấn tại Roma quyển tự điển “Dictionarium Annamiticum Lusitanum Latinum” và Phép Giảng Tám Ngày (năm 1651), đặt nền tảng Nền Văn học Công giáo còn tồn tại đến ngày nay.

II- Thời kỳ đầu truyền giáo vào thế kỷ XVII, phương tiện chữ viết Hán Nôm thịnh hành trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ rất quan trọng trong việc loan báo Tin Mừng. Vậy, sự kiện sáng tạo Chữ Quốc Ngữ cho công tác truyền bá Tin Mừng có phải coi Chữ Nôm là thứ yếu và đã đẩy nó vào “cõi chết” không ?.

Để trả lời vấn nạn này, chúng tôi xin trích dẫn tài liệu tham luận của ông Petrus Paulus Thống trong cuộc Hội Thảo Khoa Học, “Bình Định Với Chữ Quốc Ngữ” vào ngày 12-13/01/2016.

“Có điều ít người biết hoặc không chịu biết là Chữ Quốc Ngữ (CQN) ban đầu chỉ là chuyện nội bộ của người Công giáo. Trước tiên, việc sáng tạo ra CQN là để các vị thừa sai dùng cho dễ; chỉ “lưu hành nội bộ” thôi. Chữ Nôm khó học, khó viết, muốn học Chữ Nôm, trước phải học Chữ Hán, Chữ Nôm lại “khổ đọc”, phần lớn là phải “đọc đoán mò”. Sau rồi CQN mới được dùng cho việc in ấn sách vở kinh kệ của người Công giáo. Thực dân Pháp nắm lấy và khai thác công cụ CQN là việc của họ; không hề có một thỏa thuận nào với người Công giáo. Một điều nữa, ai cũng biết, trong khi sách vở kinh kệ Công giáo in bằng CQN  đang thịnh hành thì sách vở kinh kệ Công giáo in bằng Chữ Nôm vẫn tiếp tục được in ấn song hành. Không vì lý do gì lại bảo người Công giáo mà cụ thể là CQN đã đẩy Chữ Nôm vào “cõi chết”. Nếu cuốn “Dictionarium Annamiticum Lusitanum Latinum” của Alexandre de Rhodes chỉ có CQN, thì cuốn “Dictionarium Anamitico Latinum” của Pigneau de Béhaine và cuốn “Dictionarium Anamitico Latinum” của Jean Louis Taberd có Chữ Nôm in ấn rất đẹp và “bền vững”, nhất là cuốn của J.L.Taberd. Ngoài ra toàn bộ các sách của Girolamo Majorica viết bằng Chữ Nôm. Trước đây những nhà in ở Tây Đàng Ngoài như Kẻ Sở, Phúc Nhạc đều phân biệt rõ ràng những sách Chữ Nôm Annam, tức loại Chữ Nôm chúng ta đề cập ở đây, với những sách Chữ Nôm La tinh, tức Chữ Quốc Ngữ. Có thể nói người Công giáo đã “bảo tồn” Chữ Nôm rất kỹ. Còn việc Chữ Nôm bị mai một là do tính “khổ học”, “khổ đọc” của nó, trong khi CQN thì ngược lại[3].

 

XIN NHẤP VÀO